LÀM LẠNH TMỤN, LANG BEN, VẨY NẾNNgày: 26-01-2023 bởi: Nhi Nguyễn
BỆNH HERPES MÔI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Herpes môi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Người bị Herpes môi thường bị đau, ngứa ở môi và các vùng xung quanh miệng rất khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh Herpes môi là gì? Làm sao để điều trị được căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Herpes môi là bệnh gì?
Bệnh Herpes môi hay còn được gọi là mụn nước sốt, mụn rộp ở môi do Virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Virus herpes simplex có 2 loại là HSV-1 và HSV-2, trong đó HSV-1 gây ra 80% trường hợp bị mụn rộp ở môi và HSV-2 chủ yếu gây ra mụn rộp ở cơ quan sinh dục.
Herpes môi là những mụn nước nhỏ thường nhóm lại với nhau thành từng mảng xuất hiện ở môi và các vùng xung quanh. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần như hôn hít. Ngay cả khi vết mụn rộp chưa xuất hiện, bệnh vẫn có thể dễ dàng lây lan.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh Herpes môi
Bệnh Herpes lây lan qua đường tiếp xúc gần, đồng thời nếu sử dụng chung dụng cụ ăn uống, dao cạo râu và khăn tắm với người bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm virus HSV-1. Nếu bạn đã từng bị Herpes, kể cả sau khi đã lành, virus vẫn sẽ nằm im trong các tế bào thần kinh trên da và có thể gây ra vết mụn nước khác ở cùng một vị trí cũ. Các vết mụn nước có thể sẽ tái phát nếu có những yếu tố kích thích sau đây:
Bị nhiễm virus hoặc sốt cao
Thay đổi nội tiết tố (ví dụ như những thay đổi liên quan đến kinh nguyệt)
Bị stress, mệt mỏi kéo dài khiến cơ thể kiệt sức
Hệ miễn dịch bị suy yếu
Hầu như tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc Herpes môi. Ngay cả khi chưa bao giờ xuất hiện triệu chứng, bạn vẫn có thể đang mang virus Herpes trong cơ thể. Nguy cơ bị biến chứng do Herpes sẽ tăng cao nếu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu do các yếu tố như:
Mắc HIV/AIDS
Có tiền sự bị viêm da dị ứng (chàm)
Bệnh nhân đang điều trị hóa trị ung thư
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đào thải ghép tạng.
Triệu chứng của bệnh Herpes môi
Các vết mụn rộp thường xuất hiện ở bên ngoài môi và vùng xung quanh môi, chúng thậm chí có thể xuất hiện trên cả mũi và má. Bệnh nhân có thể nhận thấy cảm giác ngứa ran hoặc nóng rát trên môi vài ngày trước khi vết mụn rộp phát triển. Đây chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị.
Các vết mụn rộp có thể sẽ không xuất hiện trong vòng 20 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với virus lần đầu tiên. Khi hình thành nó sẽ có màu đỏ, chứa đầy chất lỏng bên trong và khi bệnh nhân chạm vào sẽ thấy đau.
Một vết mụn rộp do Herpes thường sẽ trải qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bệnh nhân cảm thấy ngứa ran khoảng 24 giờ trước khi mụn nước xuất hiện
Giai đoạn 2: Xuất hiện các mụn nước chứa đầy chất lỏng
Giai đoạn 3: Các vết mụn nước vỡ ra, rỉ nước và tạo thành vết loét đau đớn
Giai đoạn 4: Các vết loét khô lại và đóng vảy gây ngứa và nứt nẻ
Giai đoạn 5: Lớp vảy bong ra và vết mụn rộp lành lại
Vết mụn rộp có thể sẽ mất 2 đến 3 tuần để lành hoàn toàn. Các đợt tái phát thường xuất hiện tại cùng một vị trí và có xu hướng ít nghiêm trọng hơn so với đợt bùng phát đầu tiên. Ngoài ra, trong đợt bùng phát đầu tiên, bệnh nhân cũng có thể có một số các triệu chứng khác như:
Sốt
Đau nướu
Viêm họng
Đau đầu
Đau cơ
Sưng hạch bạch huyết
Trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị các vết mụn rộp ngay bên trong miệng và những triệu chứng ngày thường bị nhầm với vết loét miệng thông thường. Các vết mụn rộp do Herpes môi thường tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn nếu gặp các trường hợp như sau:
Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy yếu
Các vết mụn rộp không lành trong vòng 2 - 3 tuần
Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Vết mụn rộp Herpes thường xuyên tái phát
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở vùng mắt (Virus herpes simplex có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời)
Điều trị bệnh Herpes môi
Không có cách chữa dứt điểm Herpes môi, tuy nhiên việc điều trị có thể giúp kiểm soát các đợt bùng phát tiếp theo. Sử dụng thuốc kháng virus theo đơn có thể giúp vết loét nhanh lành hơn và đồng thời giúp làm giảm tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát trong tương lai.
Các vết mụn rộp thường tự lành sau 1 đến 2 tuần. Sử dụng thuốc kháng virus có thể làm tăng tốc độ chữa lành, đặc biệt nếu dùng khi có dấu hiệu đầu tiên của đợt bùng phát. Những thuốc có thể sẽ được bác sĩ kê là:
Kem bôi: Acyclovir và penciclovir là 2 thuốc thường được kê để bôi ngoài các vết mụn rộp do Herpes
Thuốc uống: Acyclovir, Famciclovir hoặc Valacyclovir là những thuốc có thể được kê dùng đường uống
Ngoài ra, có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể áp dụng để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn:
Chườm đá hoặc dùng khăn ngâm trong nước lạnh lên vết loét giúp vết loét giảm sưng đau đỏ tấy
Thường xuyên uống bổ sung Lysine có thể sẽ giúp giảm tần suất bùng phát
Bôi Vaseline có thể làm dịu vết loét, ngăn ngừa nứt nẻ và hoạt động như một hàng rào bảo vệ chống lại các chất kích thích bên ngoài
Sử dụng các loại son dưỡng hoặc kem dưỡng để giữ độ ẩm cho vết thương
DIABETEGEN - HỖ TRỢ GIẢM NHẸ TRIỆU CHỨNG HERPES
Diabetegen - một sản phẩm đến từ Châu Âu với các thành phần dịu nhẹ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do Herpes môi gây ra. Là một sản phẩm đa tác dụng, Diabetegen được hơn 100 bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên dùng. Với thành phần vô cùng độc đáo, tiên phong ứng dụng Sữa non Colostrum kết hợp công nghệ Nano Bạc, Diabetegen giúp đẩy lùi triệu chứng do Herpes hiệu quả.'
Nano Bạc: Nano bạc đã được chứng minh có thể kháng lại virus Herpes simplex loại 1 (HSV-1) - chính là tác nhân gây ra bệnh Herpes môi. Không những thế, nó còn được biết đến với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội. Do đó, sử dụng kem dưỡng chứa Nano bạc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm, ngứa do Herpes gây nên, đồng thời kháng khuẩn không để tình trạng bội nhiễm xảy ra.
Sữa non Colostrum: Trong sữa non Colostrum chứa một hàm lượng cao các kháng thể và các yếu tố tăng trưởng. Do đó, sữa non Colostrum giúp giảm viêm hiệu quả, qua đó giúp vết thương giảm sưng đỏ tấy. Đồng thời, các yếu tố tăng trưởng sẽ làm nhiệm vụ chủ động kích thích tái tạo tế bào, giúp vết thương lành lại nhanh chóng.
Các dưỡng chất đắt giá: Allantoin, Panthenol, Elastin, Vitamin E và Sodium Hyaluronate. Đây đều là những chất có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giúp xây dựng hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da, qua đó bổ sung dưỡng chất cho vết loét do Herpes. Việc cấp đầy đủ độ ẩm và dưỡng chất sẽ giúp cho vết thương không bị khô nứt và hồi phục nhanh chóng.
Herpes là một bệnh do virus HSV-1 gây ra và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu hiểu về nó và điều trị từ giai đoạn sớm, biết chăm sóc vết thương đúng cách, chúng ta sẽ kiểm soát được những lần tái phát tiếp theo của căn bệnh này. Việc sử dụng kem dưỡng cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc Herpes môi. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin bổ ích.